CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VIETADV

THIẾT KẾ - IN ẤN - THI CÔNG

Hỗ trợ thiết kế

In ấn nhanh chóng

Thi công trong ngày

Giá thành cạnh tranh

Xuất hóa đơn điện tử

Thanh toán linh hoạt

Số tài khoản: 1026941815

MIỄN PHÍ

VẬN CHUYỂN

Đơn hàng trên 2.000.000

Đặt in thường xuyên

Bán kính 5km

Đơn vị vận chuyển

In lụa là gì? Quy trình của kỹ thuật in lụa tại VIETADV

Hiện nay có rất nhiều các kỹ thuật in ấn ra đời nhằm phục vụ cho các nhu cầu mục đích khác nhau. In lụa là một trong những phương pháp in xuất hiện từ lâu. Nhưng đến nay nó vẫn là một trong những kỹ thuật được ưa chuộng. Vậy in lụa là gì? Ứng dụng của công nghệ in lụa trong đời sống như thế nào thì VIETADV sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây.

Những điều cơ bản về in lụa

Đây là kỹ thuật in bắt nguồn từ châu Âu vào những năm 1925. Sau nhiều năm thì đến nay nó đã được hoàn thiện và cải tiến rất nhiều. Dưới đây là một vài thông tin cơ bản về in lụa.

Điều cơ bản in lụa 
Điều cơ bản in lụa

In lụa là gì?

Được biết đến với tên gọi khác là in lưới, nguồn gốc của tên gọi này là do trong trình in người ta sử dụng lụa để làm lưới của khuôn. Các thao tác của cách in này rất đơn giản, thợ in sẽ đặt khuôn in lên bề mặt của vật cần in, sau đó dùng mực để quét lên khuôn, chờ tời khi mực thấm hết và sẽ bám chặt vào vật in. Trước đây người ta thường sử dụng lụa để làm khuôn, hiện nay thì có thêm các loại vật liệu khác như da, vải…

In lụa là gì?
In lụa là gì?

Hoạt động với nguyên lý đơn giản, mực in sẽ đi qua bề mặt lỗ lọc của khuôn in và bám vào vật liệu. Những phần không in sẽ bị giữ lại trên mặt của lưới lọc. Để có thể hoàn thành một quá trình in lụa thì cần chuẩn bị các loại vật liệu như cần in, khuôn in phù hợp, mực in chuyên dụng, thanh tay kê.

Phân loại

Kỹ thuật in vô cùng đa dạng, dựa vào quá trình thực hiện để phân chia chúng thành ba loại phổ biến sau:

  • Theo công nghệ: có in thủ công, bán thủ công và in trên máy tự động
  • Theo khuôn: in dạng phẳng, in dạng thùng quay
  • Theo phương pháp: In lụa trực tiếp áp dụng cho các loại vật liệu trắng, còn in phá gắn dùng cho vật liệu màu hoặc in lót để làm tăng độ bám dính.

Ưu điểm

So công nghệ in offset, in flexo thì in lụa là phương pháp in với những ưu điểm khá nổi trội cụ thể qua những khía cạnh sau:

  • In ấn với nhiều chất liệu khác nhau: Nhờ vào tính linh hoạt của nó nên được áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Đối với những loại chất liệu mỏng như giấy, cứng và dày như bề mặt của kim loai hay dẻo dai như miếng cao su đều có thể ứng dụng được kỹ thuật in lụa.
  • Được coi là công nghệ đa năng bởi ngoài việc in ấn trên các chất liệu đa dạng, nó còn được ứng dụng cho các vật in  với hình dáng khác nhau.
  • Có thể in với số lượng nhỏ đáp ứng yêu cầu in ấn của những cửa hàng nhỏ lẻ muốn in thử in mẫu.
In lụa có những ưu điểm thế nào 
In lụa có những ưu điểm thế nào

Ứng dụng của in lụa trong đời sống

Với những công năng vượt trội thì nó được ứng dụng trong đa dạng ngành nghề và mọi lĩnh vực. Được sử dụng để in ấn các loại sản phẩm sau:

  • Áp dụng in các loại vật liệu với những hình dạng và kích cỡ khác nhau như các loại thùng giấy, bao bì, mạch điện tử, ghế đá trường học…
  • Ngoài ra nó còn là phương pháp in được dùng sau những công đoạn in UV, thẻ cào…
  • In lụa cũng được sử dụng nhiều để in các logo hay hình ảnh trên các chất liệu vải hay quần áo thời trang.
  • Với hình ảnh chân thực, sắc nét, màu sắc bắt mắt nên thường ứng dụng để in thiệp cưới.

Đến đây thì in lụa là gì các bạn cũng đã được tháo gỡ rồi đúng không?

In lụa được ứng dụng phổ biến trong đời sống
In lụa được ứng dụng phổ biến trong đời sống

Những sự cố thường gặp khi in lụa

Khi in ấn bằng phương pháp in lụa sẽ thường gặp những lỗi sau đây:

  • Bị nhiễm màu trong khi in lụa: Lỗi này thường gặp khi bạn in lên những vải áo có mà tối như đen, xám…hình ảnh đó mà bạn in sẽ bị ngả màu sau khoảng 2-3 ngày. Có thể khắc phục nó bằng cách sử dụng chất chống nhiễm những cách này sẽ có tác dụng như bạn sẽ mất chi phí cao khi mua nó.
  • Hình in bị lem: Nếu sử dụng tấm lưới bị chùng hoặc khi bạn kéo lưới quá mạnh thì sẽ dẫn đến mực in bị lem ảnh hưởng đến chất lượng hình in.
  • Bảng lưới in bị bịt: Nguyên nhân sự cố này là việc bạn sử dụng tấm lưới có phần lỗ quá nhỏ hoặc cũng có thể do mực in bị khô.
  • Bị bong, lớp in không bền: Đây là do không có sự liên kết giữa các lớp mực, khiến cho không có sự kết dính, nên lớp in thượng bị bong nhanh.
Có những sự cố thường gặp khi in lụa
Có những sự cố thường gặp khi in lụa

Quy trình của kỹ thuật in lụa tại VIETADV

Được thực hiện với một quy trình in khá quen thuộc với những bước sau đây:

  • Thiết kế file bằng các phần mềm thiết kế đồ họa trên máy tính
  • Chuẩn bị sẵn khuôn in lưới và pha keo: chất liệu và hình dạng của khuôn còn tùy vào sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Sau khi chụp bản thì tiến hành pha mực, loại mực sử dụng cũng phải là loại mực chuyên dụng cho chất liệu in để được kết quả tốt nhất.
  • Tiếp đó, sẽ là in thử và canh tay kê: Bước này sẽ có sự khác nhau giữa các chất liệu in, nhưng vẫn theo nguyên lý hoạt động.
  • Đánh giá chất lượng bản in thử và cho in hàng loạt. Sử dụng xong thì gỡ film ra và rửa sạch
Quy trình của kỹ thuật in lụa tại VIETADV
Quy trình của kỹ thuật in lụa tại VIETADV

Xem thêm:

Qua bài viết “ In lụa là gì? Ứng dụng của công nghệ in lụa trong đời sống” chắc hẳn bạn đã hiểu phần nào về in lụa. Nếu đang có nhu cầu in ấn thì hãy liên hệ ngay đến VIETADV bạn sẽ được hỗ trợ nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LanKhangLanKhang