Ghi phong bì kính viếng là một trong những điều cần lưu ý khi dự đám tang. Nếu bạn đang còn băn khoăn không biết cách ghi phong bì kính viếng như thế nào hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Xem Nhanh
Tại sao lại cần ghi phong bì kính viếng?
Phong bì phúng viếng trong đám tang là khoản tiền mà người sống dùng để phúng viếng người đã mất.
Nếu tìm hiểu kỹ về cách viết phong bì đám ma thì có thể thấy đây là tục lệ lâu đời ở Việt Nam và được duy trì cho đến ngày nay. Ghi phong bì cúng viếng cũng được cũng xem là hình thức trả đạo lý, nghĩa tình cho người đã khuất, để họ ra đi thanh thản hơn.
Ngoài ra, phong bì viếng đám ma mang ý nghĩa là khoản tiền hỗ trợ lo hậu sự cho người đã khuất và một phần nào đó có thể sẻ chia bớt mất mát, đau thương dành cho gia quyến, người thân.
Cách viết phong bì kính viếng phổ biến
Có người thân không may qua đời là một là một mất mát to lớn trong gia đình nên đám tang là nơi đặc biệt cần sự trang nghiêm, thành kính với người đã mất. Người Việt Nam chúng ta có quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận” và luôn có tinh thần tương thân tương ái. Chính vì thế, cách ghi bì thư đám tang rất được chú trọng để viết làm sao cho đảm bảo ý tứ, bày tỏ lòng thành kính nhất với người “nơi chín suối”. Khi đi viếng, chúng ta cần viết phong bì viếng đám ma đúng nội dung, đúng vai vế để phù hợp với hoàn cảnh người đi viếng.
Thông thường bên trên của phong thư sẽ có các nội dung với ý nghĩa:
- From: Tên người phúng điếu hay người đi viếng…
- To: Kính viếng… (ông/bà/chú/bác, người đã mất)
Ngoài từ kính viếng bạn nên sử dụng những từ ngữ thể hiện được sự tiếc nuối dành cho người đã khuất và chia buồn. Chẳng hạn như : Kính điếu, Vô cùng thương tiếc, Thành kính phân ưu, Xin chia buồn,..Sau đây là cách ghi phong bì cho từng trường hợp:
Đại diện công ty: Trong trường bạn là bạn là người đại diện cho công ty thì nên ghi nội dung như sau
- Người gửi: Ban lãnh đạo cùng tập thể Công ty ABC
- Người nhận: Kính viếng hương hồn cụ…..Hoặc Vô cùng thương tiếc, thành kính phân ưu, kính điếu, chia buồn,….
Trường hợp con cháu người thân trong gia đình:
- Người gửi: Con – Cháu – Anh – Chị – Cô – Chú – Bác (vai vế trong gia đình)
- Người nhận: Kính viếng hương hồn ông/bà/chú/bác (vai vế người đã mất)
Trường hợp bạn bè đến viếng người thân của bạn:
- From: Tập thể lớp 12A trường THPT Lê Quý Đôn, hoặc : Nhóm bạn thân bạn Hoa…
- To: Kính viếng hương hồn Bác ( ông, bà…)
Hướng dẫn chi tiết cách viết thiệp chia buồn
- Đầu tiên, bạn nên mở đầu thiệp bằng lời chào phù hợp như: “Kính mến”, “Thương mến”, tránh mở đầu bằng “Xin chào” hay những lời chào thân mật khác. Thay vì gửi bằng email thì bạn hãy gửi lời chia buồn bằng thiệp.
- Thứ hai, nếu bạn đã có ý định gửi hoa thì nên gửi thiệp chia buồn để bày tỏ lời chia buồn chân thành của bạn đến gia đình người đã khuất.
- Thứ ba, nếu bạn biết rõ hay thân thiết với người đã mất thì hãy viết những dòng thông điệp sâu sắc nhất từ tận đáy lòng. Hãy cố gắng viết chân thành và tự nhiên nhất và chia sẻ một vài kỷ niệm giữa bạn và người đó sẽ giúp người nhận cảm thấy bớt cô đơn trong giai đoạn mất mát này.
- Thứ tư, còn trong trường hợp bạn bạn không biết người mất thì nên viết ngắn gọn, bày tỏ sự thương tiếc về sự ra đi của họ.
- Khi viết nên kèm theo những cụm từ thông thường và không dễ bị hiểu lệch nghĩa như bằng cách viết những câu ngắn gọn và mang ý nghĩa đơn giản.
- Thứ năm, bạn chỉ nên ghi những dòng chữ thể hiện tình thương và sự cảm thông và tránh viết nội dung mang tính tôn giáo quá nhiều. Ngoài ra, bạn có đưa ra đề nghị giúp đỡ nếu bạn muốn.
- Cuối thiệp, bạn cần viết lời kết phù hợp, nếu bạn biết rõ tang quyến thì chỉ cần ghi “ tang viếng” và ký tên. Còn ngược lại thì bạn nên viết những lời kết có thể bày tỏ cảm xúc và mối quan hệ giữa bạn với người đó.
Những lời viếng cảm động nhất có thể tham khảo
Ngoài việc tìm hiểu , khi đến dự một đám tang bạn cũng cần phải chuẩn bị những câu viếng ý nghĩa. Sau đây là một số lời chia buồn trong đám tang mà bạn có thcách ghi phong bì kính viếngể tham khảo:
- “Sinh lão bệnh tử, phàm là người ai cũng phải trải qua, mong gia đình hãy nén đau thương mà cố gắng vượt qua thời gian khó khăn này”
- “Không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau mất người thân, nhưng mọi người cũng đừng vì thế mà đau buồn quá. Người ra đi mong muốn bạn luôn vui vẻ và phải sống tốt, hãy để họ ra đi thanh thản. xin chia buồn cùng gia quyến.”
- “Vô cùng thương tiếc và cảm thông với nỗi đau của anh/chị/em ngay lúc này. Xin chân thành gửi đến gia đình lời tiếc thương vô hạn từ tận đáy lòng mình”
- “Tôi xin phép được chia buồn cùng gia đình, ai rồi cũng sẽ phải ra đi, mong gia đình hãy cố gắng sống tốt và vượt qua nỗi đau này.”
- “Đời con người nghĩ sao mà ngắn vậy
Xem thêm:
- Cấu Tạo Và Kích Thước Phong Bì Thư Có Thể Bạn Chưa Biết
- 100 Cách Gấp Phong Bì Thư Handmade Đơn Giản
Những lưu ý khi viết phong bì kính viếng
Khi bạn viết phong bì kính viếng cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Danh xưng: Một trong những lưu ý quan trọng trong việc viết phong bì phúng viếng đúng cách là việc sắp xếp câu sao cho đúng chủ ngữ vị ngữ và danh xưng.
- Chú ý chính tả: Rà soát lỗi chính tả, tránh ghi sai thông tin cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng nhất định của mình đối với gia quyến của người quá cố.
- Chữ viết rõ ràng: Điều này giúp việc chia buồn sẽ dễ dàng hơn, đồng thời thể hiện sự tôn trọng đối với người đọc.
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ cách ghi phong bì kính viếng trong đám tang. Bên cạnh cách viết phong bì đám tang đúng chuẩn thì bạn cần phải chú ý về thái độ lịch sự, ăn mặc gọn gàng, trang trọng để thể hiện sự tôn trọng đối với người đã mất cũng như gia quyến.