Kỹ thuật in sử dụng bản kẽm in offset là công nghệ in hàng đầu được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy bản kẽm in offset là gì? Phân loại bản kẽm cũng như các bước sử dụng và ứng dụng của bản kẽm in offset ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
Xem Nhanh
Bản kẽm trong in offset là gì?
Bản kẽm in trong offset là một tấm kẽm có phủ một lớp thuốc nhạy sáng diazo màu xanh. Trong quá trình in offset, sau khi thực hiện xong công đoạn chụp bản kẽm thì đặt lên phần tử in (phần có lớp thuốc) và phần tử không in (phần kẽm, nhôm không có lớp thuốc). Tiếp theo sẽ là công đoạn in.
Trước đây, kẽm là nguyên liệu chính để tạo thành khuôn in nên người ta cũng thường hay gọi bản kẽm là khuôn in. Mặc dù hiện nay nhôm là nguyên liệu chủ yếu để tạo khuôn in nhưng cái tên “bản kẽm” vẫn được nhiều người sử dụng.
Hai loại bản kẽm phổ biến trong in offset
Hiện nay có 2 loại bản kẽm trong in offset được sử dụng phổ biến như sau:
Bản kẽm in offset lưới
Loại này có 2 phần: các phần tử không in có tính ưa nước để hút nước trong mực in và phần tử in có tính kỵ nước, chỉ ưa mực.
Bản kẽm in offset khô
Loại này có 2 phần: phần không in là lớp silicon kỵ mực và phần tử in là lớp photopolymer ưa mực. Trong in offset bản kẽm, loại này thường ít được sử dụng hơn bởi bản loại khô này không dùng nước.
Các bước sử dụng, ứng dụng bản kẽm trong in offset
Bước 1: Thiết kế và ra phim
Thiết kế và ra phim chính là bước đầu tiên trong quy trình in offset. Tiếp theo là tạo bản thiết kế bằng phần mềm chuyên dụng sau đó sẽ được đem đi ra phim. Với những sản phẩm nhiều màu, mỗi màu sẽ có một tấm phim riêng.
Bước 2: Chụp bản kẽm
Ở bước này, thợ phim cho phim chụp lên tấm kẽm và đưa tấm kẽm bao gồm cả phim lên máy chụp bản để chụp. Ánh sáng bàn chụp sẽ chiếu qua lớp phim trực tiếp lên tấm kẽm ở những vùng không có phần tử in.
Tiếp đó tấm kẽm được đưa đi hiện bản bằng hóa chất, những phần tiếp xúc với ánh sáng sẽ bị ăn mòn, ngược lại những phần tử in không tiếp xúc với ánh sáng sẽ không bị ăn mòn, tạo thành những phần tử in trên tấm kẽm.
Bước 3: Lắp bản kẽm lên máy in offset
Cuối cùng thợ in offset sẽ dùng kỹ thuật để tiến hành lắp tấm kẽm (bản in) lên máy và điều chỉnh để phù hợp với hoạt động của máy offset đó. Như vậy, chúng ta đã có thể chạy máy in offset, kiểm tra và thu sản phẩm in.
Lưu ý: Mỗi bản kẽm sẽ tương ứng với một màu duy nhất. Tùy vào thiết kế và hệ màu mà bạn sử dụng, đơn vị in sẽ tạo số lượng bản kẽm tương ứng với hệ màu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là hệ màu CMYK.
Những câu hỏi liên quan đến bản kẽm thường thấy
Nếu in nhiều thì chi phí in bản kẽm có tăng?
Chi phí bản kẽm luôn cố định và không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm in. Một bản kẽm có thể in ra 10 ấn phẩm hay thậm chí 10.000 ấn phẩm mà tiền kẽm không thay đổi.
Xem thêm:
- Bảng Giá In Wobbler Theo Yêu Cầu Giá Rẻ Tại TP.HCM
- Các Chất Liệu Giấy In Offset Được Sử Dụng Phổ Biến
Tuy nhiên nếu ấn phẩm mà bạn yêu cầu có nhiều màu thì tất nhiên phải sử dụng nhiều bản và giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên. Cho nên, nếu không có đủ kinh phí bạn nên giảm số lượng màu hoặc in với số lượng nhiều để giảm chi phí, vì bản kẽm có độ bền tốt nên có thể in số lượng nhiều mà không cần phải làm mới. Bạn chỉ làm 1 lần và có thể in được cho rất nhiều sản phẩm.
Số lượng bản kẽm có ảnh hưởng đến chi phí?
Nếu ấn phẩm của bạn sử dụng nhiều màu, số lượng bản kẽm nhiều thì tất nhiên sẽ tốn nhiều chi phí hơn.
Kích thước, khổ in của bản kém ảnh hưởng thế nào đến giá thành?
Kích thước và khổ in bản kẽm cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Các loại bản kẽm có sự đa dạng về kích thước nên phù hợp với những loại máy in offset khác nhau.
Đồng thời, mỗi hệ thống máy in đều có sự khác nhau về cơ cấu nên khi bản kẽm được tạo theo máy với bản kẽm có kích thước càng nhỏ thì càng rẻ và ngược lại bản kẽm càng lớn sẽ tốn nhiều chi phí hơn giá thành cũng mắc hơn.
Tóm lại, bản kẽm in trong offset chính là khuôn in, kẽm cũng thường được sử dụng làm khuôn trong in ấn. Một trong những tính năng nổi trội của kỹ thuật in này chính là tạo ra các ấn phẩm chất lượng tốt với độ bền cao mà vẫn đảm bảo độ sắc nét của các chi tiết. Khi in bạn cần cân nhắc về số lượng, kích thước và khổ in bản kẽm để tiết kiệm chi phí in ấn. Nếu bạn còn có những thắc mắc về dịch vụ in ấn in offset bản kẽm hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé!